Thi công trần nhựa chất lượng, chuyên nghiệp, giá tốt
Hiện nay, trong các công trình xây dựng, sản phẩm trần nhựa rất được khách hàng ưa chuộng. Nhờ những tính năng vượt trội mà trần nhựa đem lại do đó chúng khá được ưu tiên. Vậy việc thi công trần nhựa mang đến cho người tiêu dùng những ưu điểm gì? Mời các bạn cùng Hưng Thịnh tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm trần nhựa qua bài chia sẻ dưới đây. Và cùng cân nhắc xem chúng ta có nên áp dụng sản phẩm này cho công trình nhà mình không nhé!
Contents
Có Nên Thi Công Trần Nhựa? Dịch Vụ Lắp Đặt Trần Nhựa UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ RẺ tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hòa, Vũng Tàu, Đồng Nai và Các Tỉnh Phía Nam
Trần nhựa là sản phẩm rất quen thuộc đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm rõ về sản phẩm này. Cũng như những tính năng vượt trội mà chúng đem lại. Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn cùng chúng tôi nhé!
Trần Nhựa Là Gì?
Trần nhựa là loại vật liệu dùng để ốp lát được thiết kế sử dụng phổ biến cho trần nhà, sản xuất bởi chất liệu bằng nhựa dưới dạng tấm, ốp lát lên trần và được lắp ráp nối dài nhau thành các dải. Đặc điểm của tấm nhựa ốp lát trần là có trọng lượng rất nhẹ, chống chịu được dưới thời tiết khắc nghiệt và giúp mang đến cảm giác mát mẻ, thoáng mát cho không gian sử dụng. Có cấu tạo bền chặt giúp đảm bảo khả năng bám cố định được tại vị trí trên cao. Sản phẩm ốp trần nhựa giả gỗ này có thể được thiết kế bởi bề mặt đơn sắc hoặc là bề mặt giả gỗ, phục vụ các nhu cầu đa dạng trên thị trường.
Có nên ốp trần nhựa hay không?
Để có thể trả lời cho câu hỏi chúng ta có nên lắp đặt trần nhựa không? Mời bạn cùng tham khảo qua một số các tính năng nổi bật của tấm ốp trần nhựa để có thể nhanh chóng đưa ra quyết định đúng đắn! Và có thể kể đến các đặc tính vượt trội sau:
- Chống nóng: Khả năng chống nóng của sản phẩm tấm nhựa này vô cùng hiệu quả. Thậm chí, có thể lên đến 90%.
- Trọng lượng nhẹ: So với các loại vật liệu ốp trần nhà khác như là trần gỗ. Thì trần WPC lại có trọng lượng nhẹ hơn khá nhiều. Chính vì vậy, mà quá trình vận chuyển và thi công cũng rất dễ dàng. Giúp thi công nhanh chóng và không gặp phải quá nhiều khó khăn.
- Chống ồn, chịu nước tốt: Được tổng hợp bởi nhiều nguyên liệu cùng những chất phụ gia có chất lượng cao. Nên giúp mang lại khả năng chống ồn và chịu nước hiệu quả.
Ngoài tính năng chống mối mọt, chống nước và cách điện tốt, với giá thành phải chăng. Thì sản phẩm trần nhựa còn được ví như một biện pháp tối ưu, giúp hoàn thiện cho ngôi nhà bạn. Là một lựa chọn vừa kinh tế và vừa nâng cao chất lượng cho cuộc sống thì không có bất kỳ lý do gì mà chúng ta lại bỏ qua một sản phẩm có thể tích hợp được rất nhiều ưu điểm như trên. Hơn hết, nhựa gốc Vinyl còn cực kỳ an toàn vì không chứa chất Formaldehyde gây ra độc hại cho sức khỏe. Chúng ta có thể an tâm sử dụng trong một thời gian dài. Thích hợp sử dụng cho không gian có em bé, người cao tuổi.
Quy Trình Thi Công Trần Nhựa Đúng Kỹ Thuật
Ốp trần có quy trình thi công khá phức tạp và đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn cao hơn so với việc ốp lát gỗ nhựa ngoài trời. Cách lắp đặt trần nhựa cơ bản gồm có những bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao và kích thước trần nhà
Xác định cao độ của trần, chúng ta lấy số chiều cao của trần bằng ống divo hoặc bằng máy laze. Đánh dấu các vị trí bằng bút mực trên phần vách hay cột để có thể xác định vị trí thanh viền của tường. Thông thường, chúng ta nên vạch số cao độ của trần ở mặt dưới tấm trần giúp dễ nhận diện.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Cố định thanh viền tường còn phụ thuộc vào từng loại vách mà chúng ta sử dụng khoan hay dùng búa đóng đinh để có thể cố định thanh viền tường vào với vách hay tường theo một độ cao đã xác định. Tiếp theo, bắt vít hoặc đóng đinh với một khoảng cách không quá 300mm.
Bước 3: Phân chia ô trần
Phân chia ô theo tỷ lệ giúp đảm bảo cân đối độ rộng thực tế của tấm trần & khung trần thả. Khoảng cách của các thanh phụ có thể là 610mm x 610mm hoặc 600mm x 600mm. Với sàn bê tông, dùng khoan bê tông để khoan luôn vào sàn, liên kết bằng những tia thép pát 2 lỗ. Sau đó, cắt tia dây bằng chiều dài thích hợp với chiều dài của trần. Lắp tender vào tai dây, tiếp theo gắn lên pát 2 lỗ. Sau cùng, treo lên sàn bê tông.
Bước 4: Xác định điểm treo ty
_ Ty là một thanh thẳng, thường có chiều dài dao động từ 01 – 03 mét. Dùng để liên kết phần kết cấu phụ.
_ Khoảng cách giữa các điểm treo ty trên khung thanh chính là ≤ 1200mm. Và khoảng cách từ vách đến móc thành chính đầu tiên là ≤ 610mm. Với sàn bê tông, dùng khoan bê tông để khoan luôn vào chúng. Với mái tôn, ty treo sẽ được liên kết trực tiếp vào phần xà gỗ hoặc áp dụng pát 2 lỗ.
Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính & khung thanh phụ
- Thanh chính và thanh phụ: sẽ được liên kết với nhau thông qua cách gắn đầu ngầm của đoạn thanh này với thanh kia. Và khoảng cách giữa 02 thanh chính phải nhỏ hơn hoặc bằng 1220mm.
- Thanh phụ: được lắp đặt vào các lỗ mẫu ở trên thanh chính bằng phần đầu ngầm trên 2 thanh. Và khoảng cách giữa 2 thanh phụ phải nhỏ hơn hoặc bằng 610mm. Phần thanh phụ được liên kết vào những lỗ mẫu trên thanh đầu ngầm.
Bước 6: Cân chỉnh khung
Sau khi lắp đặt xong, phải điều chỉnh sao cho khung ngay ngắn, thẳng hàng. Phần mặt bằng khung phẳng nên phải điều chỉnh tender cho khung trần phù hợp cao độ của tường hoặc cột.
Bước 7: Lắp đặt tấm trần lên khung
Lắp các tấm trang trí hoặc các tấm sợi khoáng lên khung đã được điều chỉnh: Quy cách của tấm trần theo quy cách của khung xương đã lắp đặt. Và quy cách của tấm trần lắp đặt phải được cân chỉnh lại sao cho phần mặt bằng trần thật phẳng.