Hướng dẫn cách lắp bơm tăng áp bình nóng lạnh đúng kỹ thuật
Dịch vụ lắp bơm tăng áp bình nóng lạnh UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP, CHẤT LƯỢNG, GIÁ RẺ tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hòa, Vũng Tàu, Đồng Nai và các tỉnh phía Nam. Máy bơm tăng áp là thiết bị giúp hỗ trợ, gia tăng áp lực nguồn nước lưu thông bên trong đường ống. Thúc đẩy nước chảy ra đầu vòi được nhiều hơn và mạnh hơn. Chính vì vậy, đây cũng là một thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt. Ngoài việc sử dụng bơm tăng áp cho bình nóng lạnh, người ta còn sử dụng cho cả máy giặt, máy lọc nước… Vậy khi sử dụng bơm tăng áp, chúng ta cần lưu ý những điều gì? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài chia sẻ này nhé!
Contents
Chuyên Lắp Bơm Tăng Áp Bình Nóng Lạnh – Nhận Sửa Chữa Các Loại Bơm Tăng Áp Bình Nóng Lạnh Uy Tín, Giá Rẻ
- Sửa chữa và lắp đặt các loại máy bơm đẩy cao, máy bơm tăng áp…
- Lắp đặt và sửa chữa thiết bị máy bơm nước
- Thay thế, lắp đặt lại hệ thống máy bơm chìm
- Kiểm tra dịch vụ bảo dưỡng cho máy bơm
- Sửa máy bơm nước vào điện nhưng không lên nước.
- Khắc phục sự cố máy bơm chạy bị kêu gằn, máy có mùi khét.
- Máy bơm nước khi chạy gây tiếng ồn, kêu to.
- Sửa máy bơm nước khi hoạt động nghe có tiếng nước chảy không đều và máy có hiện tượng bị giật.
- Sửa máy bơm nước có hiện trạng khi máy chạy được khoảng 03 phút mà vẫn thấy không lên nước.
- Áp tô mát nguồn cung cấp nguồn điện của động cơ đứt mạch. Hoặc cầu chì nguồn bị cháy đứt (cháy nổ cầu chì) ngay.
- Sửa máy bơm nước bị cháy bên trong động cơ máy.
- Động cơ điện nhanh bị nóng.
- Có động cơ máy bơm bị rò rỉ điện ra vỏ (gây chạm mát).
- Sửa máy bơm có điện chạy vô nhưng máy không hoạt động.
- Máy bơm nước không vào điện.
- Hỏng phao điện (ở bên trong bồn nước), phao cơ.
- Bị hỏng van 01 chiều.
- Máy bơm nước bị hỏng rơle ở dòng bơm áp lực.
- Bị hỏng phốt chận, cánh quạt.
Lưu Ý Quy Trình Lắp Đặt Máy Bơm Tăng Áp Và Đưa Vào Sử Dụng
Để quá trình lắp đặt cũng như sử dụng bơm tăng áp cho hệ thống bình nóng lạnh được diễn ra thuận lợi. Dưới đây chính là một số lưu ý hữu ích cho người dùng:
➜ Kiểm tra kích thước của đường ống dẫn nước của đầu vào và đầu ra trên thiết bị xem đã phù hợp hay chưa.
➜ Không nên lắp đặt thiết bị máy bơm tăng áp có phần kích thước của ống đầu ra mà lớn hơn cỡ nòng của bơm.
➜ Người dùng cần lưu ý ngắt tất cả nguồn điện trước khi lắp đặt máy bơm tăng áp nhằm tránh tình trạng bị điện giật.
➜ Điều chỉnh lại phần công tắc áp lực để cho máy bơm không gặp phải các lỗi. Như thiết bị bị kêu tạch tạch, máy chạy liên tục không ngắt…
➜ Người dùng cần sử dụng máy bơm tăng áp đúng với điện áp của bình nóng lạnh. Và điện áp sử dụng phổ biến tại Việt Nam là 1 pha (220V) & 3 pha (380V). Việc dùng không đúng điện áp định mức thì trong một thời gian dài. Thường sẽ dẫn đến tình trạng rơle nguồn điện bị hỏng mạch điện tử.
➜ Máy bơm tăng áp không vận hành được có thể do 02 nguyên nhân chủ yếu. Buồng bơm có bị một số chất cặn bẩn gây bó cứng cánh quạt hay không? Nếu có thì hãy mở bơm ra để vệ sinh buồng bơm. Nguồn điện áp thấp nếu không phù hợp với nguồn điện áp của máy thì hãy thay tụ điện thích hợp.
Quy Trình Lắp Bơm Tăng Áp Đúng Kỹ Thuật
Việc lắp bơm tăng áp đối với các thiết bị sử dụng trong gia đình thật ra không quá phức tạp. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể tự mình thực hiện ngay tại nhà. Mà không cần phải gọi thợ chuyên nghiệp.
Cách lắp máy bơm tăng áp đúng kỹ thuật gồm các bước như sau:
- Bước 1: Bố trí máy bơm tăng áp tại một vị trí có bề mặt thật bằng phẳng.
- Bước 2: Kết nối đầu ống dẫn của bồn chứa nước với phần đầu vào của bình nóng lạnh. Chú ý, nên sử dụng băng keo nước, băng keo dán ống giúp hệ thống đường ống được khít hơn. Không gây ra hiện tượng bị rò rỉ nước trong quá trình sử dụng.
- Bước 3: Kết nối đầu ống ra của sản phẩm bạn cần sử dụng với đường ống cần gia tăng áp lực. Nếu bạn lắp đặt máy bơm để gia tăng áp lực cho toàn thể hệ thống ống dẫn nước dùng trong gia đình. Thì nên chọn loại bơm tăng áp có công suất lớn.
- Bước 4: Bật nguồn của máy bơm nước tăng áp giúp cho máy hoạt động. Bạn hãy dùng CB ngắt điện tự động, bởi vì trong quá trình thiết bị vận hành khó tránh khỏi các sự cố phát sinh như chập điện hoặc cháy nổ…
- Bước 5: Mở thử van cấp nước để xem các thiết bị này đã hoạt động được ổn định hay chưa.