Cách làm tủ nhôm đựng quần áo Dễ Dàng – Đơn Giản bạn đã biết?
Cách làm tủ nhôm đựng quần áo vô cùng đơn giản tại nhà. Giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí và có thể tự mình trải nghiệm quy trình thực tế. Khi nhắc đến một sản phẩm tủ đựng quần áo, đựng vật dụng nội trợ… Người ta sẽ nghĩ ngay đến tủ nhôm kính, bởi vì tủ nhôm kính có giá tương đối rẻ. Chất lượng, tuổi thọ khá cao, ít bị hư hỏng do đó luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để có thể tiết kiệm chi phí hơn, người ta thường chọn cách tự làm tủ nhôm kính. Vừa có thể tiết kiệm chi phí, vừa chọn được kích thước mong muốn. Vậy quy trình thực hiện ra sao, mời các bạn cùng Hưng Thịnh tìm hiểu nhé.
Bạn cần tìm sản phẩm tủ nhôm đảm bảo về chất lượng, giá cả cũng như kích thước mong muốn. Hãy liên hệ ngay cho Hưng Thịnh để được tư vấn báo giá chi tiết từng sản phẩm nhé. Hưng Thịnh là công ty chuyên phân phối, lắp ráp, sửa chữa tủ nhôm tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…
Contents
Cách Làm Tủ Nhôm Đựng Quần Áo Đơn Giản Ai Cũng Làm Được
1.Những nguyên tắc cơ bản cần nắm rõ khi thiết kế tủ quần áo
_ Thí dụ, chúng ta có một tủ quần áo truyền thống, với chiều cao 2,44m. Kích thước các ô chi tiết của tủ như sau: tủ dưới 1,83m phần còn lại là tủ trên. Chiều cao của mỗi ngăn tủ (thông thủy giữa mỗi đường tủ), từ 20-25cm cho đủ để quần áo gấp. Và độ rỗng của mỗi đơn tủ (khoảng cách giữa 02 hộc tủ – theo chiều rộng của cánh tủ) là 90-100cm. Và mỗi cánh tủ sẽ rộng không quá 50cm.
_ Đối với thiết kế tủ vừa và nhỏ chúng ta nên cẩn thận lựa chọn kích thước phù hợp. Độ sâu của cửa là 56cm tính cả cửa 2cm tổng là 58cm. Thiết kế không gian nhỏ có thể hạ giảm chiều này đi một chút. Tuy nhiên không quá 53cm, nếu không lúc đóng tủ có thể bị kẹp tay áo.
_ Gương soi toàn thân trong cửa của tủ quần áo là 107cmx35cm. Lưu ý, lắp đặt để mép gương ngang đầu người giúp vừa vặn để có thể vừa vặn soi toàn thân. Trong hộc tủ áo đa phần sẽ đặt tấm đợt di động, và mỗi ô là 25cm. Với độ cao này rất phù hợp để chứa quần áo hoặc đồ linh tinh. Nên bố trí, lắp đặt thêm các ngăn tủ nhỏ xinh để đựng giấy tờ hoặc một số vật dụng khác. Có thể bố trí thêm 1 ô lớn khoảng 50cm hoặc 80cm để chứa vali hành lý hoặc túi đồ thể thao.
2.Vật liệu cần chuẩn bị
_ Nhôm bo tròn
_ Nhôm hộp kích thước 250 x 380, hộp vuông kích thước 400 x 400, hoặc hộp kích thước 250 x 500.
_ Tấm nhôm hợp kim Aluminium
_ Lá nhôm lamri
_ Các miếng kê để làm các khớp nối
_ Keo bơm
_ Tấm kính
_ Phụ kiện đi kèm (Khóa cửa, tay nắm cửa, bản lề, vít..)
3.Quy trình thực hiện
Bước 1: Đo cắt 4 thanh đứng của tủ, phần chiều dài được tính toán đúng theo bản thiết kế của tủ. Cũng như mong muốn của bạn, lưu ý 4 thanh ngang này đều phải cắt chéo 1 góc 45⁰ ở phần đầu bên trên của thanh.
Bước 2: Sau đó, chúng ta tiếp tục cắt những thanh ngang khác. Và những thanh ngang này nên được tính toán cho phù hợp so với kết cấu của tủ. Với 4 thanh đứng trước đó.
Bước 3: Xác định các điểm, tọa độ cần được ghép nối với nhau. Xác định vị trí và tiến hành ghép các ke để kết nối các bộ phận của tủ này lại với nhau.
Bước 4: Tiến hành thao tác ghép khung bằng cách ghép nối các đầu của các thanh ngang cuối cùng vào các ke vừa tạo. Tiếp tục dùng khoan để có thể cố định những mối nối vừa rồi. Hình thành mặt trên, mặt dưới cùng với các cạnh của tủ. Chúng ta được phần khung sườn tủ.
Bước 5: Tiến hành đo đạc hoặc cắt những tấm đế dán vào với 3 phần cạnh tủ. 2 mặt bên và 1 mặt sau.