Cách làm mái tôn đúng quy trình – đạt chất lượng – nâng cao sức bền
Cách làm mái tôn đạt chuẩn chất lượng, giúp bạn giữ được sự bền bỉ cho công trình. Ngày nay, mái tôn được sử dụng rất phổ biến, nhờ sự hiện đại của sản phẩm này. Các nhà sản xuất đã thiết kế ra rất nhiều các sản phẩm mái tôn tiện ích với nhiều chức năng. Trước kia, khi nghe nhắn đến mái tôn, người ta thường liên tưởng đến việc che mưa, che nắng. Hiện tại, mái tôn thông dụng hơn rất nhiều, ngoài việc che mưa, che nắng, chúng còn có công dụng. Cách âm, chống ồn, cách nhiệt, chống nóng… với giá cả vô cùng phải chăng, mà tuổi thọ lại cao. Ngoài ra, hiện nay mái tôn rất đa dạng cả về mẫu mã lẫn màu sắc khác nhau. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn tùy sở thích cá nhân.
Công tác thi công mái tôn sẽ thực sự lâu bền nếu như bạn thi công đúng quy trình và kỹ thuật. Do đó, khi bạn có nhu cầu lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng mái tôn. Hãy liên hệ cho Hưng Thịnh để được hỗ trợ, tư vấn sản phẩm cho phù hợp với công trình. Hưng Thịnh là đơn vị chuyên cung cấp, lắp đặt các loại tôn tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…
Contents
Cách Làm Mái Tôn Chuẩn Kỹ Thuật – Chất Lượng Bền Bỉ
1.Cấu tạo của mái tôn
_ Hệ thống khung: Đây được xem là khu vực phải chịu tải trọng lớn nhất trong nhà xưởng, bao gồm sắt hộp và ống sắt. Đối với công trình có diện tích lớn cũng như mặt bằng lớn thì phần khung này cũng sẽ lớn hơn.
_ Hệ thống kèo và tôn lợp: Dựa vào diện tích lợp tôn mà sẽ có hệ thống kèo, mái dầm cũng sẽ lớn tương ứng. Và còn tùy vào mục đích sử dụng cũng như tính chất công trình. Để mà lựa chọn dòng mái tôn chống nóng cùng các loại tôn lợp có nhiều tính năng.
_ Hệ thống ốc vít: Để phần ốc vít có độ bền cao, bạn nên lựa chọn loại ốc vít được làm bởi inox mạ crom. Sẽ có độ cứng cao cùng với khả năng chịu ăn mòn tốt. Lưu ý, hệ thống gioăng cao su phải thật khít không để cho nước mưa xâm nhập vào. Để công trình chống chịu được mưa bão thì khi thực hiện bạn nên sử dụng thêm dòng keo kết dính.
_ Đặc biệt khi hoàn thành bộ khung, bạn nên sử dụng thêm một lớp sơn chống rỉ sét. Để ngăn cản sự tác động từ thời tiết, Do bị rỉ sét, nên các công trình nhà cao tầng thường không dùng mái tôn mà dùng mái ngói. Tuy nhiên, ở thành phố cùng với sự tiếp giáp các ngôi nhà liền kề. Thì người ta vẫn ưu tiên sử dụng mái tôn cho các công trình nhà cao tầng.
2.Quy trình thi công mái tôn
Bước 1: Bố trí các viền bao quanh
Diềm mái và mái hắt chính là các dải kim loại được dùng để bao quanh hầu hết chi vi của mái nhà. Nên dùng đinh đóng mái 1 ¼ inch và cố định tôn mái nhà. Hãy đặt chúng chồng lên những cạnh của máng nước (nếu có).
Bước 2: Bố trí các tấm tôn
Đây là khâu quan trọng nhất trong phương án thi công mái tôn đúng cách, đảm bảo an toàn. Thực hiện lắp đặt từ đỉnh cao nhất sau đó mới đến mép mái. Giữ cố định tấm lợp đầu tiên và đặt chúng trên mái nhà để cho nhô mép ít nhất ¾ inch. Dùng đinh vít đầu có chứa vòng đệm cao su tổng hợp giúp cố định chúng. Khoảng cách giữa mỗi đinh vít khoảng 12 inch. Sau đó, tiếp tục bố trí các tấm lợp khác, các cạnh sẽ gối lên nhau ít nhất là 1 inch. Hoặc theo đúng yêu cầu thiết kế của các tấm lợp liền kề. Và chúng ta tiếp tục lợp cho đến khi tổng thể mái nhà được bao phủ.
Bước 3: Bố trí các tấm che khe nối
Đây là một vật liệu giống như mái hắt, ngoại trừ việc chúng được đặt lên các khe của mái nhà. Tại đây, chúng tôi khuyên bạn nên dùng khe mái. Tấm che khe nối này có thể cuốn cong thành hình chữ V để cho phù hợp với phần nóc nhà. Dựa vào độ rộng của phần máng khe nối mà chúng ta sẽ sử dụng 1 hoặc 2 hàng ốc vít.
Bước 4: Hoàn thành công trình
Đảm bảo rằng các tấm lợp kim loại này đã phủ toàn bộ mái nhà. Hầu hết các cạnh phải được làm phẳng và hoàn thiện, mọi định vít đã được gắn chặt. Sau đó, dọn dẹp tất cả các mảnh lợp và đinh vít nếu còn sót lại.