Sơ đồ điện trong nhà 2 tầng – Các NGUYÊN LÝ cơ bản bạn cần biết
Hướng dẫn thi công – thiết kế sơ đồ điện trong nhà 2 tầng đúng kỹ thuật, đạt thẩm mỹ cao. Bạn đang có dự định xây nhà hoặc đi lại sơ đồ điện trong nhà.. Bạn cần tìm một bản thiết kế đi sơ đồ điện trong nhà vừa thẩm mỹ vừa có thể đáp ứng các nhu cầu sử dụng. Thông qua bài viết này Hưng Thịnh sẽ giới thiệu đến các bạn sơ đồ điện trong nhà để tham khảo nhé!
Một ngôi nhà với thiết kế hoàn hảo phải có một ngoại hình bắt mắt, ấn tượng. Sắp xếp các công năng đầy đủ, trang hoàng nội thất gọn gàng nhằm đem lại sự thoải mái và tiện nghi khi sử dụng.
Tuy nhiên, trong một ngôi nhà sẽ không thể nào tiện nghi và thoải mái. Nếu không có một hệ thống điện, một hệ thống chiếu sáng hợp lý. Từ đó, chúng ta có thể thấy việc thi công – thiết kế bản vẽ điện cho nhà ở dân dụng. Là việc vô cùng quan trọng và đặc biệt không thể thiếu trong bản thiết kế nhà ở.
Contents
Thiết Kế Sơ Đồ Điện Trong Nhà 2 Tầng Chuẩn Kỹ Thuật – Thẩm Mỹ Cao
Trước khi bước vào thiết kế sơ đồ điện nước cho nhà ở dân dụng 2 tầng. Thì bạn cần nắm rõ nguyên lý thiết kế hệ thống cấp điện dưới đây.
1/Nguyên lý thiết kế sơ đồ điện trong nhà
- Toàn bộ dây dẫn trong phòng phải được luồn trong ống SP đi âm trong tường và trong trần.
- Tuyệt đối không đi chung những loại dây cáp mang tín hiệu thông tin cùng với dây điện.
- Tủ điện phòng phải đặt cách sàn 1,4m.
- Công tắc đèn phải đặt cách sàn 1,2m.
- Ổ cắm trong các phòng phải đặt cách sàn 0,4m (các thiết bị ổ cắm đặt ở độ cao chi tiết như trong bản vẽ).
- Dây chờ của cục lạnh điều hòa phải đặt ở độ cao cách phần mái trần 0,4m.
- Cục nóng điều hòa phải lắp cách tường >0,2m.
- Đèn hắt ốp tường trang trí & đèn hắt tranh phải lắp ở độ cao 2,3m đối với sàn.
- Đèn gương phải lắp cách sàn 1,8m.
- Dây tủ nguồn cấp vô tủ tổng sử dụng dây Cu\XLPE\PVC (2×10)mm2.
- Dây cấp đến các ổ cắm sử dụng dây Cu\PVC (1X2,5)mm2 và luồn trong ống PVC.
- Dây cấp đến các ổ cắm của phòng khách và bếp ăn sử dụng dây Cu\PVC (1×4)mm2 và luồn trong ống PVC.
- Dây cấp đến các đèn sử dụng dây Cu\PVC (1×1,0)mm2.
- Dây cấp đến điều hòa & bình nóng lạnh sử dụng dây Cu\PVC (1×2,5)mm2.
- Dọc theo tuyến cáp âm đóng các cọc cho hệ tiếp xúc đất an toàn và nổi lên. Phần tủ điện tổng từ đó nối tới các ổ cắm & các thiết bị, điện trở tiếp xúc đất phải nhỏ hơn 4cm. Đối với trường hợp không phải nối thêm cọc.
- Đầu nối được thực hiện tại các hộp nổi lưu ý không được nối âm trong tường.
2/Sơ đồ hệ thống điện cho nhà 2 tầng
_ Trước tiên khi thi công – thiết kế sơ đồ điện cho nhà 2 tầng. Chúng ta cần phải xác định rõ phần mặt bằng công năng & nhu cầu sử dụng điện năng trong nhà. Tùy thuộc vào mỗi tầng của nhà, diện tích, cấu trúc nhà, nhu cầu sử dụng của gia chủ. Mà chúng ta sẽ có một bản vẽ thi công – thiết kế điện khác nhau.
_ Thiết kế mặt bằng chiếu sáng và phích cắm điện trong nhà cần phải được lắp đặt theo đúng các nguyên lý nêu trên. Phích cắm có thể được đặt cao hay thấp còn tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng của từng gia chủ. Đối với các hộ gia đình có trẻ nhỏ thì chúng ta nên đặt cao để có thể đảm bảo an toàn.
_ Cần bố trí ổ cắm cho đầy đủ các vị trí như là phòng khách, phòng bếp, phòng ăn và phòng ngủ,…
Tổng Kết
Hi vọng với những gì mà Hưng Thịnh chia sẻ sẽ giúp cho các bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích. Khi áp dụng vào công tác xây dựng cho ngôi nhà của gia đình mình.