Ép cọc bê tông là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?
Nhu cầu xây dựng nhà cửa tăng lên mỗi năm cùng với sự tăng trưởng về dân số đang tăng cao. Vì vậy, để có được một ngôi nhà bền vững thì cần có rất nhiều yếu tố quan trọng cần chú ý. Chẳng hạn như nền móng là một trong các yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất. Để có được một nền móng vững chãi thì giai đoạn thi công ép cọc bê tông đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên khâu Ép cọc bê tông là gì? Và quy trình thi công ép cọc bê tông khi bố trí nền móng. Cần phải trải qua các bước thực hiện thế nào? Tất tần tật các thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp cụ thể và chi tiết. Qua bài viết sau đây cùng Hưng Thịnh tìm hiểu ngay bạn nhé.
Contents
Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là một phương pháp sử dụng những máy móc thiết bị hỗ trợ trong xây dựng hiện đại. Thao tác đóng những cọc bê tông đã được đúc sẵn xuống các vị trí nền đất sâu đã được đánh dấu trước đó. Đồng thời làm gia tăng khả năng gánh chịu trọng tải cho nền móng công trình.
Nền móng là một bộ phận chịu tải trọng rất quan trọng trong toàn bộ công trình. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này, thì khả năng chịu lực cũng như tải trọng của móng. Sẽ được nâng cao đồng thời cải thiện hơn khá nhiều lần so với các công trình bình thường.
Sau đây là 03 phương pháp ép cọc bê tông thường được áp dụng khi thi công:
+ Ép tải: phù hợp với các công trình có quy mô vừa, lớn hay có diện tích mặt tiền thi công.
+ Ép neo: có thể dùng cho công trình vừa, lớn hay không có mặt tiền thi công.
+ Ép cọc bằng robot. Là phương pháp ép cọc bê tông sử dụng máy ép robot. Và thường chỉ áp dụng cho các công trình lớn, đòi hỏi phải có mặt tiền thi công rộng rãi.
Tác dụng của ép cọc bê tông
Tác dụng của khâu ép cọc bê tông. Chính là truyền tải trọng của công trình xuống từng lớp đất dưới hoặc xung quanh nó. Ép móng cọc bê tông là 1 trong các loại móng được dùng rộng rãi nhất hiện nay. Và người ta có thể đóng hoặc hạ các cây cọc lớn xuống dưới các tầng đất sâu. Vì vậy mà làm tăng khả năng gánh chịu tải trọng lớn cho móng.
Quy trình thi công ép cọc bê tông
Bước 1: Ép cọc C1
+ Tiến hành ép cọc C1 vào các vị trí được lựa chọn. Lưu ý quá trình dựng cọc vào những giá đỡ. Phải theo đúng các hướng đã được thể hiện rõ trên bản thiết kế trước đó.
+ Thực hiện ép cọc chậm rãi nhằm đảm bảo các yếu tố về chất lượng cũng như kỹ thuật. Khi xảy ra tình trạng bị lỗi thì phải dừng lại ngay. Và điều chỉnh lại thanh cọc ép về tại đúng vị trí.
Bước 2: Thi công ép cọc
+ Cọc cần được ép cho đến độ sâu phù hợp với phần thiết kế móng. Sau đó tiến hành kiểm tra các mối nối cùng các vị trí lắp dựng của đoạn cọc. Sao cho tâm cọc phải trùng với trục đoạn mũi cọc hoặc có độ nghiêng không được vượt quá 1%.
+ Tiếp theo tiến hành gia tải lên cọc bằng 1 lực ở vị trí tiếp xúc. Sau đó tiến hành hàn mối nối đúng theo thiết kế.
+ Thêm vào đó, trong suốt quá trình công tác thi công phải được giám sát chặt chẽ bởi. Đội ngũ chuyên môn và có kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề phát sinh khi tiến hành ép cọc.
+ Sau khi cọc đã được ép đến nền đất. Phần thiết bị đã được lắp dựng đoạn cọc lõi thép cần thực hiện chụp vào phần đầu cọc. Sau đó tiếp tục ép đến khi đạt được độ sâu tiêu chuẩn trong bản thiết kế.
Bước 3: Hoàn thành
+ Khi cọc đã được ép vào một vị trí nhất định. Thì máy móc sẽ được dời sang một vị trí cọc tiếp theo và tiếp tục thực hiện công tác.
Vì vậy
Ép cọc bê tông là một khâu khá quan trọng. Hy vọng qua bài viết này Hưng Thịnh sẽ giúp các bạn giải quyết được các thắc mắc. Cũng như hiểu thêm được các tác dụng của việc tiến hành ép cọc.